Dầu máy nén khí | Dầu tôi kim loại
Hôm nay (30/5) Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 ; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.
Trước đó, vào sáng 20/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2012, 4 tháng đầu năm 2013.
Tại buổi thảo luận, các đại biểu QH tỏ ra không mấy lạc quan về tình hình kinh tế xã hội, nhất là vấn đề nợ xấu; lãi suất, nguồn vốn tín dụng...
Trên truyền hình, hình ảnh Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình liên tục xuất hiện. Ông Bình chăm chú nghe những ý kiến nói đến vấn đề mình quản lý.
Suy giảm niềm tin
ĐB Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) là người đầu tiên phát biểu. Ông Sơn cho rằng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, những kết quả đạt được đáng trân trọng. Nhưng số doanh nghiệp giải thể nhiều, tình hình kinh doanh ngừng trệ, hàng hóa tồn kho nhiều, nguy cơ trầm trọng.
Năm 2013, lãi suất huy động và cho vay giảm, nhưng có tình trạng, ngân hàng thừ vốn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Doanh nghiệp đang gồng mình trả lãi 15 – 16%. Bất động sản khó khăn, trầm lắng, việc làm, thu nhập của nhân dân còn nhiều khó khăn.
Ông Sơn cho rằng, những chủ trương giúp doanh nghiệp vượt khó khăn triển khai chậm. Ông ví von như “bệnh nặng đợi mãi thuốc mới về, doanh nghiệp mất cơ hội, bệnh đã nặng, càng trầm trọng thêm”.
Ông Sơn đề xuất điều chỉnh thủ tục vay vốn rườm rà, để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn. Đề nghị hạ lãi xuất cho vay xuống 8%.

Đại biểu chất vất tại Quốc Hội (Ảnh: Bảo Trân. Người lao động)
ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cũng nhận định bức tranh kinh tế ảm đảm với trên 69% doanh nghiệp báo lỗ . Nông nghiệp vốn được coi là vững chắc cũng đang có chiều hướng xấu đi. Mục tiêu tăng trưởng 5,5% được nhìn nhận rất khó đạt.
“Trong khi đó, kiềm chế lạm phát không còn được nhình nhận là thành tích, như một số ý kiến nói mà do không còn tiền mà tăng, không phải kiềm chế giỏi”, ông Đồng nói.
Theo ông Đồng, tại kỳ họp Quốc hội trước, đưa ra yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế. Nhưng sau các phiên đấu thầu vàng ồ ạt của NHNN, gần đây giá vàng trong nước và quốc tế có lúc chênh nhau 6 triệu đồng/lượng.
“Thống đốc giải thích mục tiêu ổn định ổn định thị trường, chưa phải là kéo sát giá vàng trong nước với thế giới. Dù Nghị quyết của Quốc hội có yêu cầu đưa giá vàng trong nước sát thế giới”, ông Đồng cho hay.
Bên cạnh đó, còn nhiều yêu cầu khác được Quốc hội đưa ra năm 2013 không có triển vọng thực hiện được. Đó là lời thích cho các lo ngại về suy giảm niềm tin của người dân. Trong đó, niềm tin là thứ quan trọng để vực dậy nền kinh tế lâm trọng bệnh như hiện nay.
Băn khoăn con số báo cáo của Chính phủ
Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, nhiều ý kiến đại biểu QH còn băn khoăn mức độ chính xác của các con số về mức độ giảm nghèo, số người thất nghiệp, tạo việc làm mới trong điều kiện kinh tế khó khăn; sự chính xác trong báo cáo về thị trường tài chính, tiền tệ...
“Thông tin cung cấp cho đại biểu QH không sát với tình hình thực tế. Các chỉ tiêu về chuẩn văn hóa thiên về tô hồng”, ông Hiến phát biểu.
Để chứng minh cho ý kiến của mình, ông Hiến lấy ví dụ minh họa: Vấn đề sinh tử của nền kinh tế nước ta giải quyết “cục máu đông” nợ xấu và tồn kho động sản. Nhưng mức độ tin cậy của các số liệu này rất thấp.
Cuối năm 2012, Thống đốc NHNN cho rằng nợ xấu khoảng 10%, trong khi thanh tra NHNN cho rằng, nợ xấu 8,6%. Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội này là 8,6%, cùng thời gian, UB Giám sát tài chính báo cáo con số 11,8%. Tháng 3/2103, NHNN thông báo nợ xấu còn 6%.
Cách đây và ngày NHNN quyết định lùi áp dụng thực hiện thông tư 02, về phân loại nợ và trích lập dự phòng phân loại rủi ro lẽ ra ngày 1/6 áp dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp . Thông tư 02 nằm trong tổng thể những cố gắng để làm lành mạnh, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Như thống đốc nói, áp dụng thông tư để nhận diện đúng hơn về con số thực chất nợ xấu.
Ông Hiến nhận định: “Nhưng vấn đề ở đây là, áp dụng thông tư 02, nợ xấu hiện tại của một ngân hàng, từ 3 – 4 % tăng lên 10 15 % hoặc hơn nữa. Như vậy con số nợ xấu, bản chất thực nghiêm trọng hơn nhiều những gì công bố”.
Cũng theo ông Hiến, cho đến giờ này, không biết con số thực lượng tồn kho bất động sản là bao nhiêu, các số liệu của cơ quan quản lý, hiệp hội bất động sản, các tổ chức nghiên cứu rất khác nhau. Cụ thể là 200 nghìn căn hay 40 nghìn căn; 83 nghìn tỷ đồng hay 40 nghìn tỷ đồng?
“Điện lực xăng dầu, lúc nào cũng báo lỗ, ai biết thực hư thế nào, như lời của Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam từng nói”, ông Hiến cho hay.
Từ đó, theo ông Hiến, ý kiến của nhiều đại biểu QH về những con số thống kê là có cơ sở. Theo ông, con số thiếu độ tin cậy là do kỹ thuật nhưng cũng do trách nhiệm, thiếu minh bạch, bệnh thành tích...
“Không có số liệu đúng và đủ, không thể đưa ra đánh giá đúng tình hình, dự báo xu hướng đưa ra quyết sách, ch