Dầu farafin | Dầu biến thế
- Người dân chưa hết lo ngại sau 1/7 lương tăng, giá điện tăng, viện phí tăng... sẽ đè gánh nặng giá cả lên vai thì giá xăng dầu đã "đi tắt đón đầu", chỉ trong vòng 1 tháng đã tăng tới 2 lần. Quan điểm của các chuyên gia về vấn đề này...
Thiếu minh bạch
.jpg)
PGS TS Trần Hoàng Ngân - Ủy viên UB Kinh tế của Quốc hội: |
Mong muốn của chúng ta là điều hành thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường. Và khi chấp nhận cơ chế thị trường thì giá thế giới lên chúng ta phải điều chỉnh là điều đương nhiên. Thậm chí giá thế giới không tăng nhưng do chúng ta nhập khẩu dầu bằng USD và khi tỉ giá USD/VND tăng thì giá xăng dầu cũng sẽ phải tăng.
Tuy nhiên, điều gây bức xúc nhất hiện nay đó là tính minh bạch. Điều hành thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường thì phải đòi hỏi tính minh bạch cao. Chẳng hạn khi chúng ta lý giải về nguyên nhân tăng giá bán xăng dầu trong nước thường là do giá xăng dầu thế giới tăng cao. Nhưng không thể nói chung chung mà cần phải nói rõ thị trường thế giới nhưng là thị trường nào bởi có rất nhiều nguồn, từ Singapore giá sẽ khác mà Châu Âu giá sẽ khác? Bên cạnh đó là giá nhập bao nhiêu, vào thời điểm nào, chi phí bao nhiêu... Chỉ khi tính đúng và đầy đủ các yếu tố đầu vào thì mới có thể thuyết phục được. Đó là những vấn đề cần phải được công khai trong thời gian tới.
Mặt khác, chúng ta có Quỹ bình ổn xăng dầu, dù nói công khai nhưng đến giờ này vẫn tù mù không rõ sẽ công khai đến cỡ nào? Vì vậy rất khó để đánh giá xem việc tăng giá xăng có hợp lý hay không?
Cụ thể với việc tăng giá xăng liên tiếp hai lần gần đây, tôi cho rằng trước hết sẽ tác động trực tiếp và tạo ra áp lực rất lớn đến đời sống của người dân do chi phí phải trả hằng ngày sẽ tăng thêm và giá cả hàng hóa có thể sẽ tăng theo.
Đối với DN thì việc tăng giá xăng sẽ đẩy chi phí hoạt động của DN tăng cao trong khi hàng hóa tồn kho lớn, doanh thu giảm. Rất nhiều DN sẽ đứng trước nguy cơ kiệt quệ.
Tất cả những vấn đề trên đã được bàn và phân tích nhiều và không khó để nhìn nhận. Vì vậy, trên lộ trình minh bạch hóa thị trường xăng dầu, các cơ quan quản lý cũng cần có sự điều hành linh hoạt hơn.
Lợi ích DN độc quyền
.jpg)
PGS TS Ngô Trí Long - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu thị trường giá cả: Nếu cho DN tự định giá trong phạm vi 5-8% thì chỉ là để DN tăng thấp đi mà thôi, chứ người tiêu dùng vẫn "chết"... |
Theo dự thảo lần 4 Nghị định 84 sửa đổi mà Bộ Công thương công bố, về thời gian điều chỉnh giá, Bộ Công Thương đề nghị giữ nguyên thời gian giữa 2 lần điều chỉnh là 10 ngày theo quy định hiện nay... Về điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu, Bộ chốt phương án sẽ cho phép DN đầu mối tự điều chỉnh nếu giá cơ sở giảm trong phạm vi 6% so với giá bán lẻ hiện hành. Trường hợp giá cơ sở giảm trên 6%, sau khi áp dụng các giải pháp điều tiết về tài chính như thuế nhập khẩu, Quỹ Bình ổn giá…; Về điều chỉnh tăng giá bán lẻ, khi giá xăng dầu cơ sở biến động trong phạm vi 5%, DN đầu mối được quyền chủ động tăng giá bán lẻ. Nếu giá cơ sở tăng từ trên 5-8%, DN được quyền tăng giá 50%, cộng thêm 40% của phần tăng thêm, 60% còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp...
Việc các DN kinh doanh xăng dầu gần như được giao toàn quyền tự điều chỉnh giá trong bản dự thảo lần này không có gì mới và vẫn chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề là người tiêu dùng luôn bị đối xử bất bình đẳng và chịu thiệt thòi trên thị trường xăng dầu. Chúng ta từng cho phép DN tự định giá xăng dầu hồi năm 2009 với biến động trên 7-12%, lúc đó DN đã tăng giá xăng dầu trên 10 lần/năm, khiến người dân “chóng mặt”, cơ quan nhà nước buộc phải "cầm cương" giá trở lại. Lần này, cho DN tự định giá trong phạm vi 5-8% thì chỉ là để DN tăng thấp đi mà thôi, chứ người tiêu dùng vẫn "chết"....
Theo tôi, cơ chế định giá vẫn có sự bất bình đẳng. Nếu tăng 5% mà DN tự quyết thì người tiêu dùng sẽ thiệt vì sẽ phải chấp nhận giá xăng dầu cao của DN mà không có sự lựa chọn. Chưa kể, điều này còn tạo ra lợi ích rất lớn cho các DN kinh doanh độc quyền thu lời. Họ sẽ tăng giá để không bị lỗ, còn người tiêu dùng thì buộc phải chấp nhận.
Để hạn chế độc quyền, đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu cần phải được tăng lên. Sự cạnh tranh giữa nhiều DN sẽ khiến giá được điều chỉnh theo đúng quy luật thị trường.
Cùng chia sẻ khó khăn
.jpg)
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội: Chúng tôi kiến nghị các cơ quan quản lí nhà nước cần sử dụng quỹ bình ổn một cách hợp lí để tháo gỡ cho DN và cả nền kinh tế. |
Việc tăng giá xăng dầu hai lần liên tiếp vừa qua khiến DN vận tải Hà Nội nói riêng, và DN vận tải nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình suy giảm kinh tế, mọi chi tiêu đều bị thắt chặt. DN vận tải có được đơn hàng hoặc khách hàng đã rất vất vả. Nay lại cộng thêm tăng giá nhiên liệu, nguy cơ giảm khách hàng nếu tăng giá đã thấy rõ. Chính vì vậy, hầu như các DN vẫn chưa dám có ý định tăng giá.
Đã có chủ DN taxi ở Hà Nội nói với chúng tôi, chỉ cần tăng giá với một người là mất mười khách hàng. Vào thời điểm này cạnh tranh về giá là quyết liệt nhất. Khá nhiều chủ DN phải thừa nhận, thà chúng tôi chịu lợi nhuận thấp đi còn hơn là mất khách hàng. Tuy nhiên, cứ mỗi thứ lại gặp khó thêm một chút như phí, thủ tục hành chính hay giấy phép con và giá nhiên liệu thì DN khó mà trụ được.
Nhiều DN vận tải Hà Nội chia sẻ, sẽ không tăng giá cước, chấp nhận chắt bóp hơn trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Vận tải cũng rất cần tính tới phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng dịch vụ khách hàng. Cung cách làm ăn chụp giật, lợi dụng tăng giá xăng dầu để tăng giá cước một cách thái quá đã bị bài trừ. Ngành vận tải Hà Nội quyết tâm lấy uy tín với khách hàng làm trọng.
Giá xăng dầu theo giá thị trường, giá thế giới tăng buộc giá trong nước phải tăng là chuyện DN phải chấp nhận. Nhưng chúng tôi kiến nghị các cơ quan quản lí nhà nước cần sử dụng quỹ bình ổn một cách hợp lí để tháo gỡ cho DN và cả nền kinh tế. Những ngành nào phục vụ lợi ích công cộng hay phục vụ những đối tượng cần ưu tiên.
Chúng tôi khuyến cáo các DN vận tải Hà Nội nói riêng, vận tải trên cả nước nói chung cần chia sẻ khó khăn trong lúc này. Chia sẻ với Chính phủ, chia sẻ với khách hàng. Còn cơ quan quản lí nhà nước về giao thông cũng nên chia sẻ tạo điều kiện cho DN, đừng gây khó bằng các thủ tục hành chính rườm rà, giấy phép con không cần thiết, phí chồng phí…
Không phải DN muốn làm gì thì làm
.jpg)
Ông Nguyễn Xuân Chiến - Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Đợt tăng giá này Chính phủ cũng đã sử dụng quỹ bình ổn giá nên biên độ tăng cũng thấp. |
Trên thực tế từ cuối tháng 5/2013, giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng, bình quân giá xăng dầu 30 ngày tính đến 31/5/2013, xăng RON 92 tăng 111,08 USD/thùng, đến 13/6 bình quân xăng RON 92 đã tăng lên 112,9USD/ thùng, đến 27/6 bình quân giá xăng dầu thế giới tính 30 ngày, xăng RON 92 đã tăng lên 114,42USD/thùng. Nói như thế để thấy rằng việc tăng giá xăng là phù hợp theo giá thế giới cũng như theo đúng những quy định của Nghị định 84. Việc tăng giá không phải hoàn toàn không sử dụng các công cụ khác như một số ý kiến, việc tăng giá đợt này sử dụng quỹ bình ổn giá, tức là để DN đầu mối trích quỹ, biên độ tăng ở mức thấp.
Đợt tăng giá này Chính phủ cũng đã sử dụng quỹ bình ổn giá nên biên độ tăng cũng thấp. Cụ thể, ngày 14/6 sau khi xử dụng quỹ bình ổn giá, mức điều chỉnh tăng giá tối đa 426 đồng/lít, ngày 28/6 sau khi trích quỹ bình ổn giá, mức tăng tối đa cho phép không 370 đồng/lít. Như vậy có thể thấy mức tăng trong biên độ rất hẹp.
Có nhiều ý kiến cho rằng việc tăng giá này là DN chủ động tăng giá, không có sự can thiệp hay quản lý của Nhà nước. Tôi xin nói rõ, theo công văn ngày 14/6/2013, cũng như công văn 28363 ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính gửi các DN kinh doanh xăng dầu đã quy định rất rõ rằng, trên cơ sở chênh lệch giá bán lẻ và giá cơ sở, Liên Bộ Tài Chính, Công Thương đã yêu cầu các DN đầu mối chủ động rà soát lại phương án giá, cách tính giá theo quy định để quyết định giá bán xăng dầu phù hợp với diễn biến của giá cơ sở, phù hợp với quy định 84…
Chúng ta đang tiến tới thị trường xăng dầu cạnh tranh, dần dần sẽ phải trao quyền chủ động cho DN, tất nhiên phải có sự quản lý của Nhà nước chứ không phải DN đầu mối muốn làm gì thì làm.
Trên lộ trình minh bạch hóa thị trường xăng dầu, các cơ quan quản lý cần có sự điều hành linh hoạt hơn.
|