Dầu farafin | Dầu biến thế
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: Thật bất ngờ khi lại tiếp nhận việc xăng lên giá. Người ta bằng một mẹo nhỏ thay đổi biểu bảng tính giá điện, giá điện cũng có thể tăng bất kỳ lúc nào không biết . Như vậy, khác nào việc nuông chiều doanh nghiệp, ép người dân.

Buồn chuyện xăng, nẫu chuyện điện
Như vậy, giá xăng trở lại với mức 23.750 đồng/lít đối với xăng Ron A 92, 24.250 đồng/lít đối với xăng Ron A95, còn Diesel 0,05S có giá 21.470 đồng/lít sau khi được điều chỉnh tăng 420 đồng/lít tùy từng loại vào tối ngày 14/6.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, sau khi tăng nhẹ đầu tháng 5/2013, giá xăng dầu thành phẩm thế giới kể từ giữa tháng 5/2013 biến động tăng trở lại. Giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 30 ngày từ ngày 15/5/2013 đến 13/6/2013 như sau: giá xăng RON 92: 112,60 USD/thùng; dầu điêzen 0,05S: 117,24 USD/thùng; dầu hỏa: 115,43 USD/thùng, dầu madut 180 cst: 610,02 USD/tấn.
Do vậy, ngoài việc tiếp tục được xả quỹ bình ổn 400 đồng/lít, việc phải tăng giá xăng là "chuyện đặng chẳng đừng”.
Tuy nhiên, quyết định của liên bộ Tài chính - Công thương, giá các mặt hàng xăng dầu đã đồng loạt được điều chỉnh tăng không khỏi gây sốc đối với thị trường.
Trong cuộc trò chuyện với một DN kinh doanh đầu mối xăng dầu, đại diện đơn vị này nói với phóng viên: "Cũng bất ngờ vì giai đoạn này đang họp Quốc hội”. Ít khi giá được điều chỉnh theo hướng tăng vào những dịp như thế.
Quyết định nới tay cho DN tăng giá xăng thêm 420 đồng/lít được cơ quan điều hành giải thích, do giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động tăng khiến giá cơ sở vẫn cao hơn giá bán hiện hành. Trong khi đó, theo phản biện của TS Lê Đăng Doanh: "Giá tại các sàn giao dịch không có quá nhiều đột biến. Tăng giá xăng như vậy là quá bất ngờ”.
Xem thêm sản phẩm nổi bật của Hưng Phú: dầu máy khâu, dầu tôi kim loại, dầu cắt gọt kim loại, dầu truyền nhiệt, dầu thủy lực, dầu công nghiệp, dầu bánh răng công nghiệp, dầu máy biến thế, dầu máy nén khí
Ông Doanh phân tích: trước đó, DN chỉ than lỗ 380 đồng/lít. Sau 2 ngày giá xăng tăng lên 420 đồng/lít. Khoảng cách từ khi "than thở” đến "lúc được tăng” là quá nhanh. Cơ quan quản lý quá chiều DN.
"Nếu như các Bộ cũng thấu hiểu và sẻ chia nỗi khổ của cộng đồng DN khác như với DN xăng dầu thì thật tốt” - ông Doanh nói.
Xăng tăng là một chuyện, ngành điện cũng chẳng biết sẽ đánh úp vào lúc nào. Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo dự thảo sẽ chỉ còn 6 bậc thang, giảm so với mức 7 bậc thang hiện nay, trong đó gộp mức từ 101 đến 200 kWh, thay cho 2 bậc nhỏ hiện nay là từ 101 đến 150 kWh và 151 đến 200 kWh.
Từ 101 đến 200 kWh, giá điện bằng 108% mức chung, so với hiện nay đang phải chịu 2 mức giá là 106% với lượng điện tiêu thụ từ 101 đến 150 kWh và 134% với 151 đến 200 kWh . Quy đổi, mức giá điện cho bậc thang này khoảng 1.552 đồng/kWh. Nếu như dự thảo được thông qua, so sánh với mức giá điện hiện nay, với lượng điện tiêu thụ dưới 150 kWh, hóa đơn tiền điện của mỗi gia đình sẽ phát sinh thêm từ 7 đến 157 đồng mỗi kWh.
TS Doanh than phiền, "cái khó cứ đổ dồn vào người dân”.
Phản ứng của người dân
Tính sơ bộ, với mức tăng 420 đồng/lít xăng, người sử dụng xe máy sẽ móc thêm hầu bao thêm khoảng 3.000 đồng một lần đổ xăng. Tuy nhiên sức tác động chủ yếu lại đánh vào tâm lý người tiêu dùng.
Chị Nguyễn Lan Anh (Quan Hoa – Cầu Giấy – Hà Nội) nói, đi lại chỉ là một nhu cầu. Nghe chuyện xăng tăng đã thấy nhàm. Thế nhưng, giữa lúc bối cảnh làm ăn khó, thu nhập chỉ dám nhìn vào lương thì xăng tăng một đồng cũng thấy nặng nề.
Mệt mỏi hơn, bác Nguyễn Vượng (Mỹ Đình) nói, xăng tăng thì các mặt hàng khác cũng thay đổi. Rau gia vị đắt thêm một đồng, thịt đắt thêm một đồng, hoa quả đắt thêm 1 đồng. Cơ quan quản lý nói giá không thể biến động, nhưng ít nhiều cộng dồn lại thì đáng kể, chỉ có người nội trợ là khổ nhất...
TS Lê Đăng Doanh nói với Đại Đoàn Kết, lạm phát là có thể thấy và sau khi xăng tăng, điện chưa rõ thời điểm điều chỉnh sẽ tiếp tục kéo lùi sức mua.
Chờ sự minh bạch của cơ quan quản lý
Một số cơ quan phân tích thị trường chỉ ra, sau một chu kỳ giảm giá kéo dài, một vài thay đổi trong tháng nắng nóng đã tạo nên chuyển biến về cục diện giá cả chung. Giai đoạn chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp có thể đang qua đi, khi nhiều toan tính tăng giá đang dần hiện thực. Các dự đoán đưa ra CPI tháng 6/2013 có thể tăng trở lại, nhưng ở mức rất thấp, dưới 0,1%. Nguyên nhân tác động vào CPI là do tổng cầu yếu.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược đầu tư Bộ Kế hoạch đầu tư phân vân khi cho rằng xăng dầu cứ nhăm nhe vào CPI. Cơ quan quản lý và DN chọn thời điểm, CPI âm hoặc tăng nhẹ là điều chỉnh giá. Dường như CPI thấp là cái cớ tuyệt vời nhất để Bộ Tài chính, Công thương điều chỉnh tăng giá nhiều mặt hàng chiến lược. Trong khi đó, cả xăng hay điện đều là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác.
Một chuyên gia theo dõi lâu năm về xăng dầu phân tích với Đại Đoàn Kết, DN than lỗ dựa trên bảng công thức giá chung. Tình hình kinh doanh của DN không thể tính đơn giản theo giá nhập khẩu trung bình 30 ngày, rồi cộng với các khoản thuế phí theo quy định của Bộ Tài chính để so sánh với giá bán lẻ hiện hành. Bộ Tài chính cần phải xem sổ sách thực của DN dựa trên lượng hàng tồn kho, giá nhập khẩu từng lô hàng và thời điểm tiêu thụ. Nói như TS Lưu Bích Hồ thì "cả người dân lẫn các DN sản xuất vẫn mong sự khách quan của cơ quan quản lý”!