Cụ thể, Bộ Công thương đề nghị thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá vẫn giữ nguyên là 10 ngày theo quy định hiện nay (tối thiểu đối với tăng giá và tối đa với giảm giá) thay cho khoảng cách 15 ngày được đề xuất trong bản dự thảo lần trước.
 |
Doanh nghiệp xăng dầu sẽ được tự điều chỉnh giá trong phạm vi 5% |
Về điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu, Bộ Công Thương tán thành phương án sẽ để thương nhân đầu mối tự điều chỉnh nếu giá cơ sở giảm trong phạm vi 6% so với giá bán lẻ hiện hành. Trường hợp giá cơ sở giảm trên 6%, sau khi áp dụng các giải pháp điều tiết về tài chính như thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá..., thương nhân đầu mối được tiếp tục giảm giá bán lẻ. Quy định sẽ không hạn chế khoảng thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá.
Đặc biệt, khi giá xăng dầu thế giới tăng làm giá cơ sở biến động trong phạm vi 5%, thương nhân đầu mối được quyền chủ động tăng giá bán lẻ.
Xem thêm sản phẩm nổi bật của Hưng Phú: dầu máy khâu, dầu tôi kim loại, dầu cắt gọt kim loại, dầu truyền nhiệt, dầu thủy lực, dầu công nghiệp, dầu bánh răng công nghiệp, dầu máy biến thế, dầu máy nén khí
Trường hợp các yếu tố cấu thành làm giá cơ sở tăng từ trên 5 đến 8%, thương nhân đầu mối được quyền tăng giá 5% cộng thêm 40% của phần tăng thêm, 60% còn lại sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp.
Tuy nhiên, nếu quá 2 ngày làm việc kể từ khi điều chỉnh tăng giá thêm 40% mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý về phần sử dụng quỹ bình ổn, thương nhân đầu mối được điều chỉnh tăng giá xăng dầu bán lẻ tương đương giá cơ sở.
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, từ nay tới 30/6, Bộ Công Thương sẽ phải trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 84.
Được trao quyền, điện chỉ tăng không giảm
Trong một diễn biến khác, vào tháng 3/2013, Bộ Công Thương đã công bố dự thảo quy định về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện vào tháng 33/2013 Theo đó, trường hợp các thông số đầu vào tăng từ 2% đến 5% và trong khung giá quy định thì EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng sau được Bộ Công Thương chấp thuận.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá điện theo thị trường, nếu tăng trong phạm vi 5%, EVN được quyền tự quyết và chỉ cần thông báo tới Bộ Công thương.
Nếu tăng giá điện quá 5%, EVN sẽ phải báo cáo Liên Bộ Tài chính - Công thương thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong năm 2012, EVN tăng giá điện 2 lần cách nhau chỉ 3 tháng. Cụ thể, lần thứ nhất là vào tháng 7/2012 với lý do để bù lỗ. Lần thứu hai là vào tháng 12/2012 cũng với lý do để bù lỗ.
“Từ năm 2013, cứ 3 tháng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải tính toán lại giá điện 1 lần theo đúng Thông tư số 24"- ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng Giám đốc EVN khẳng định.
Như vậy, với việc được tự ý điều chỉnh giá trong mức 5%, giá điện chỉ có tăng liên tục mà kchưa từng thấy giảm.
"Dự thảo này tạo cơ chế mềm hóa để EVN tăng giá mà không yêu cầu đơn vị này giảm giá, rõ ràng cơ quan quản lý và EVN vẫn nghiêng về lợi ích của mình mà chưa chú ý đến lợi ích của người dân và xã hội” - Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.