dầu máy nén khí, dầu biến thế, dầu thủy lực, dầu máy khâu, dầu tôi kim loại
Kết quả trên do Tổ chức sáng kiến dữ liệu chung về dầu mỏ (JODI) tính toán dựa trên số liệu được Chính phủ Nga cung cấp tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20 diễn ra tại Vla-đi-vô-xtốc mới đây triệu 720 nghìn thùng/ngày. Chỉ một tháng trước đó, mức khai thác tương tự đã bảo đảm cho A-rập Xê-út duy trì vị trí số một về khai thác dầu trên thế giới. Năm 2011, A-rập Xê-út giành "ngôi vương" với mức khai thác dầu mỏ đạt 10,5 triệu thùng/ngày, trong khi Nga chỉ thiếu 400 thùng để đạt mức này.
Nga và A-rập Xê-út liên tục bám đuổi nhau trong bảng xếp hạng dầu mỏ thế giới. Theo Roi-tơ, sở dĩ lần này Nga vượt qua A-rập Xê-út chiếm ngôi vị quán quân là nhờ sản lượng của Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Nga Rosneft tăng vọt. Rosneft là công ty hàng đầu của Nga trong lĩnh vực dầu mỏ với 75% cổ phần do Chính phủ Nga kiểm soát. Hãng này đã đẩy nhanh quá trình thâu tóm toàn bộ liên doanh TNK-BP giữa Nga và Anh theo hai giai đoạn và hiện đã hoàn thành giai đoạn một, đó là việc mua lại một nửa số cổ phần của liên doanh trên từ hãng BP với chi phí 27 tỷ USD. Giai đoạn hai sẽ thâu tóm nốt phần còn lại từ tay tập đoàn của các tỷ phú Nga. Sau khi hoàn thành cả hai giai đoạn, Rosneft sẽ trở thành hãng dầu mỏ lớn nhất thế giới với sản lượng khai thác dầu ước tính khoảng hơn 4,5 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, đóng góp vào "thành tựu dầu mỏ" của Nga không thể không kể đến Tập đoàn Gazprom. Theo bảng xếp hạng của Tạp chí Mỹ Forbes, Gazprom đã trở thành công ty dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới với mức khai thác gần 10 triệu thùng/ngày, lãi hằng năm của tập đoàn vượt 40 tỷ USD dầu truyền nhiệt.
Việc giành được vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với Nga và có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tầm ảnh hưởng của Nga đối với châu Âu cũng như thế giới theo đó sẽ được mở rộng. "Xứ sở bạch dương" muốn cho cả thế giới biết rằng, thông qua dầu mỏ, nước Nga sẽ củng cố vị thế và vai trò của mình một cách mạnh mẽ hơn. Mùa đông châu Âu ngày càng lạnh, năng lượng sử dụng ngày càng nhiều . Nguồn cung ngày càng phức tạp và khó hợp tác. Việc châu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp dầu, khí của Nga là điều khó tránh khỏi trong tương lai gần. Dầu mỏ có thể được Nga sử dụng như một thứ vũ khí, một loại phương tiện trong những nỗ lực ngoại giao, giải quyết những mâu thuẫn chính trị và các cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai.
Tuy đứng hàng đầu thế giới trong khai thác dầu mỏ, nhưng siêu cường năng lượng Nga cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố, nhu cầu dầu thô thế giới dự kiến tăng 0,8 triệu thùng/ngày trong năm 2013, tương đương mức tăng trưởng nhu cầu năm nay. Tiêu thụ dầu toàn cầu năm tới sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của những rủi ro suy thoái nền kinh tế. Theo báo cáo tổng quan hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu về dầu mỏ thế giới vào năm 2035 sẽ tăng lên 99,7 triệu thùng/ngày, trong khi chỉ số này năm 2011 là 87,4 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, IEA cũng cho rằng, đến năm 2035 thị phần khai thác dầu mỏ của OPEC sẽ tăng từ 42% lên 50%. Khi đó, theo dự báo của các chuyên gia, I-rắc sẽ vượt Nga trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới.
Với mức tăng như hiện nay, Nga sẽ phải bảo đảm nguồn cung kịp thời cho các thị trường và các nền kinh tế. Ðạt được ngôi vị số một là một việc khó, giữ được vị trí hàng đầu còn khó hơn, khi các chuyên gia từng dự báo, Mỹ sẽ đứng đầu thế giới về khai thác dầu mỏ vào năm 2020. Ðể bảo đảm duy trì "siêu cường dầu mỏ", Nga sẽ phải đưa ra những kế hoạch hợp lý hơn nữa cho việc phát triển năng lượng lâu dài.