MỠ NHỜN CÔNG NGHIỆP
.png)
Dầu mỡ nhờn công nghiệp- Công ty Hưng Phú
Công dụng và thành phần của mỡ nhờn công nghiệp
I. Công dụng của mỡ nhờn
Trong quá trình hoạt động các động cơ, xe máy, trang thiết bị, để giảm ma sát tăng công suất máy, chống mài mòn và để truyền lựa, người ta sử dụng dầu nhờn nhưng nhu vậy vẫn chưa đủ. Ngoài dầu nhờn , còn phải bổ xung thêm 1 loại vật liệu khác nữa là mỡ nhờn. Phần lớn các ứng dụng của mỡ đều có ứng dụng tương ứng dầu mỡ trơn, vì lí do này mỡ nhờn phải có đủ nhứng tính năng tương đương dầu trên mọi phương dện. Đối với một úng dụng nhất định, cầm nắm rõ nhứng điều kiện bôi trơn sau để quyết định dung mỡ bôi trơn.
- Nơi bôi trơn có kết cấu giữu được chất bôi trơn không. Nếu không có , không thể dùng dầu mà buộc phải dùng mỡ bôi trơn.
- Chất bôi trơn có phải thực hiện chức năng làm kín hay không và kín tới mức độ nào. Ví dụ trong trường hợp làm kín các khớp nối ống dẫn khí thì không thể dùng dầu mà dùng mỡ.
- Mỗi quan hệ giữa bôi trơn ổ trục với các chi tiết khác. Khi ổ trục được lắp ở các máy mà đó các chi tiết đòi hỏi pahir bôi trơn bằng dầu thì thông thường người ta dùng dầu đó để bôi trơn ổ trục. Trong những trường hợp khác, nếu việc bôi trơn ổ trục thực hiện đọc lập với các chi tiết khác thì thường dùng mỡ để bôi trơn ổ trục.
Xem thêm sản phẩm nổi bật của Hưng Phú: dầu máy khâu, dầu tôi kim loại, dầu cắt gọt kim loại, dầu truyền nhiệt, dầu thủy lực, dầu công nghiệp, dầu bánh răng công nghiệp, dầu máy biến thế, dầu máy nén khí
Tóm lại có thể thấy mỡ nhờn có tác dụng bôi trơn phụ trợ cho dầu nhờn. Mỡ nhờn có những công dụng chủ yếu sau đây:
- Tác dụng bôi trơn
Để bổ sung thêm tác dụng bôi trơn của dầu nhờn, mỡ có tác dụng ở nhwunxg nơi có tác dụng cao, ở những chỗ trống, hở, không có bầu dầu, ở những nơi có sức li tâm lớn. Dùng mỡ ở những nơi trống, hở như vũ mỡ, ở gầm xe còn có tác dụng chống nước bụi. Tuy vậy sự bôi trơn của mỡ nhờn không thể thay thế bằng hoàn toàn cho dầu vì mớ ở trang thái đặc sệt không lưu thông được, dùng mỡ bôi trơn sẽ tốn nhiều động lực của động cơ khi máy móc làm việc.
- Tác dụng bảo vệ
Khi bôi trơn lớp mỡ lên bề mặt các dụng cụ, khí tài, máy móc, chết tạo bằng kim loại, sẽ có tác dụng chống lại tác hại ăn mòn môi trường xung quanh như hơi nước axit- kiềm, bụi bẩn…Gây nên han gỉ, phá hoại bề mặt kim loại, tác dụng bảo vệ của mỡ tốt hơn dầu vì chúng ở trạng thái đặc sệt, không bị chảy trôi, có tính dính bám và tính ổn định tốt.
- Tác dụng bịt kín
Mỡ được dùng bịt kín trong các trường hợp cần lắp các ống thể lỏng thể khí, ta bôi mỡ không có tính năng lưu chuyển.

Hình ảnh minh họa
THÀNH PHẦN
Bao gồm: dầu nhờn và chất làm đặc
· Dầu nhờn : dầu làm nhiệm vụ bôi trơn và là thành phần chính của mỡ, thông thường chiếm khoảng 10-95% mỡ thành phẩm. Do là thành phần chính nên hàm lượng dầu và tính chất lí hóa của dầu đểu ảnh hướng rõ rang đến tính năng làm việc của mỡ. Nếu mỡ nhờn dùng cho bộ phận làm việc ở hiệt độ thấp, phụ tải nhẹ và tốc độ quay nhanh thì phải dùng dầu có nhiệt độ đông đặc thấp, độ nhớt thấp và chỉ số nhớt cao. Nếu mỡ làm việc ở nơi có phụ tải lớn, nhiệt độ cao và tốc độ chậm thì pahir dùng dầu có độ nhớt cao và pha thêm chất độn. Trong nhiều trường hợp, phải dùng dầu tổng hợp thay cho dầu khoáng trong chế biến cho mỡ tính năng chịu lạnh và nhiệt độ tốt. Các laoij mỡ chế biến từ dầu tổng hợp có thể làm việc trong dải nhiệt độ rộng từ -70 đến 400 độ C
· Chất làm đặc: chất làm đặc có nhiệm vụ tạo ra chất rắn và nửa rắn của mỡ, chúng giữ cho dầu tốn tại trong cấu trúc tể đặc sệt, không bị chảy loãng ra, chiểm từ 5-30% thành phần mỡ.
Ngoài hai thành phần chủ yếu trên trong mỡ bôi trơn còn có một số chất độn như bột graphithay một số laoij phụ gia để cải thiện một số tính chất cần thiết cảu mỡ như tính ổn định hóa học, tính chịu nhiệt độ thấp, tính dính bám.